Cửa Gỗ Công Nghiệp HDF Veneer
Trong khi cửa gỗ công nghiệp đang dần chiếm lĩnh thị trường nội thất bởi những ưu điểm vượt trội của mình, cửa gỗ HDF Veneer là một trong số sản phẩm phổ biến nhận được đông đảo sự ưa chuộng cũng như lòng tin.
Vì vậy, trong bài viết này, Thịnh Vượng Door sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin chi tiết, cụ thể nhất về cửa HDF Veneer.
1. Bảng Giá Cửa Gỗ HDF Veneer
Giá thành là một trong những yếu tố hàng đầu được khách hàng đưa lên bàn cân xem xét trước khi đưa ra quyết định chọn lựa sản phẩm. Chính vì vậy mà những con số chi tiết được cung cấp dưới đây sẽ giúp khách hàng có cơ sở cân nhắc về ngân sách cũng như nhu cầu của gia đình:
Chi phí cửa là 2.350.000 VNĐ, bao gồm cánh, khung bao, nẹp chỉ gỗ hai mặt.
Bên cạnh đó, chi phí cửa gỗ HDF Veneer còn bao gồm các phụ kiện đi kèm như bản lề, ổ khóa, … được thống kê cụ thể dưới đây:
TT | MÔ HÌNH | CÁC LOẠI GỖ VENEER | BỀ RỘNG PHỦ BÌ (gồm khung bao) mm | GIÁ CÁNH (chưa sơn) | GIÁ TRỌN BỘ (Cánh + khung bao + nẹp chỉ 2 mặt + sơn PU hoàn chỉnh) |
1 | SG.1B SG.2A SG.3A SG.4A SG.6A SG.6B | Cây sồi Tro quả anh đào Quả óc chó Sapelle Tếch Xoan Đào Căm Xe | 800 | 1.350.000 | 2.350.000 |
2 | 900 |
3 | 930 |
4 | 950 |
5 | 980 |
Ngoài ra, công lắp đặt tại nội thành TP HCM là 300.000 VNĐ/ một bộ cửa hoàn thiện, với phí vận chuyển là 300.000 - 400.000 VNĐ tùy theo khu vực sinh sống của khách hàng. Đối với đơn hàng từ 3 bộ cửa trở lên sẽ được ưu tiên miễn phí chi phí vận chuyển.
Xem thêm: Cửa Gỗ Hàn Quốc
2. Cửa gỗ HDF Veneer là gì?
Là một cái tên quen thuộc, nhưng thực tế còn rất nhiều khách hàng chưa nắm rõ định nghĩa cụ thể của sản phẩm cửa gỗ HDF Veneer này.
Trước tiên, HDF được viết tắt từ tên gọi High Density Fiberboad - một loại gỗ công nghiệp có mật độ sợi rất cao, có cấu tạo 85% từ gỗ tự nhiên, phần còn lại cấu thành bởi chất kết dính và phụ gia. Nhờ kết cấu đó mà cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer có khối gỗ mịn, nhẵn, đẹp mắt và độ bền cao hơn các loại gỗ khác trên thị trường nội thất.
Điều làm nên sự khác biệt to lớn của dòng sản phẩm cửa HDF Veneer là lớp phủ bề mặt Veneer (một số lớp phủ phổ biến khác là Melamine và Laminate,..). Veneer giúp cho bề mặt cửa sở hữu màu họa tiết vân gỗ bắt mắt và chân thực như gỗ tự nhiên. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày một lớn cua khách hàng, có nhiều loại phủ Veneer khác nhau như Veneer xoan đào, Veneer sồi, Venee lim,...
Xem thêm: Cửa Gỗ MDF Veneer
3. Cấu Tạo cửa gỗ HDF Veneer
Để hiểu rõ hơn về sản phẩm và đưa ra lựa chọn mua sắm đúng đắn, hãy cùng Thịnh Vượng Door tìm hiểu về cấu tạo của cửa gỗ HDF Veneer
Cấu tạo cơ bản của cửa bao gồm
Khung cửa được cấu tạo từ gỗ tự nhiên đã qua tẩm sấy cứng cáp và bền chắc
Hai mặt cửa được làm từ cốt gỗ HDF, độ dày từ 3 đến 6m được ép chặt lên khung cánh
Bên trong cửa được nhồi thêm lớp giấy tổ ong honeycomb paper nhằm tăng khả năng cách âm, chống ồn cho cửa.
Bề mặt cửa được dán bằng lớp Veneer đa dạng kiểu vân, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Cuối cùng, lớp bề mặt ngoài cùng được sơn phủ lớp sơn PU bóng chống trầy xước, khiến sản phẩm trở nên sáng bóng, bền đẹp, tôn lên được sự trang trọng của kiến trúc căn phòng.
Xem thêm: Cửa Gỗ Công Nghiệp 2 Cánh
4. Ưu nhược điểm cửa HDF Veneer
4.1 Ưu điểm
Độ bền cao, khả năng chống mối mọt
Với kết cấu từ gỗ công nghiệp chất lượng cao, đã được tẩm trộn vói hóa chất và trải qua quá trình gia công, xử lí vô cùng kĩ lưỡng, cửa gỗ công nghiệp hdf có độ bền gần như tuyệt đối. Nhờ vậy cửa có thể chống chịu tốt trước các tác nhân ngoại lực, giảm thiểu nguy cơ cong vênh, cũng như mối mọt làm giảm chất lượng cửa. Nếu được bảo hành lau chùi kĩ lưỡng, cửa gỗ có thể có tuổi thọ dài từ 7-10 năm.
Khả năng cách âm cách nhiệt ấn tượng
Một trong những ưu thế của cửa gỗ công nghiệp so với cửa gỗ tự nhiên chính là khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Với chức năng cách âm gần như hoàn hảo, cửa mang lại không gian cá nhân riêng tư, yên tĩnh, đảm bảo được chất lượng sống cũng như nhu cầu nghỉ ngơi, làm việc của các hộ gia đình. Ngoài ra, cửa còn có khả năng cách nhiệt giúp hạn chế nắng nóng, mang lại cho căn phòng sự thoáng mát. dễ chịu hơn
Dễ dàng vệ sinh, lắp đặt.
Với bề mặt gỗ không có những kẽ hở giống như gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp HDF thuận tiện, dễ dàng cho việc lau chùi, không đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức của người sử dụng. Ngoài ra việc gia công lắp đặt cửa gỗ hdf venee cũng dễ dàng, gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu cần thu xếp, di chuyển của người dùng.
Vân gỗ tự nhiên, phong phú, tính thẩm mỹ cao
Không chỉ có ưu thế về công năng, tính thẩm mỹ cũng là một trong những điểm cộng “đốn tim” khách hàng của cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer. Tùy theo nhu cầu thẩm mỹ mà khách hàng có thể lựa chọn lớp phủ Veneer xoan đào, lim, sồi hay màu sơn PU phù hợp cho không gian kiến trúc
Giá thành hợp lí
Dường như chi phí mua bán lắp đặt luôn là điều quan tâm số 1 của khách hàng. So với gỗ tự nhiên, chi phí của gỗ công nghiệp hdf chỉ bằng khoảng ½ nhưng sở hữu công năng không kề kém cạnh.
Nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer. Ngoài ra, cửa gỗ hdf vẫn có hạn chế nhất định
Không chịu được ẩm, nước
Có thể nói, đây là nhược điểm lớn nhất của sản phẩm này khi khả năng chống nước không ưu việt. Cửa dễ hỏng hóc, giảm công năng nếu tiếp xúc lâu hoặc ngâm trực tiếp trong nước. Do đó cửa gỗ hdf chỉ được tận dụng làm cửa phòng ngủ hoặc cửa thông phòng, thay vì cửa nhà vệ sinh hoặc các khu vực ẩm ướt khác.
Xem thêm: Cửa Gỗ Công Nghiệp HDF